Ngân hàng hạ lãi suất, phải chăng là cơ hội cho BĐS?

Chuyên gia tài chính, đầu tư TS. Đinh Thế Hiển nhận định, việc giảm lãi suất nói trên nằm trong một số ngân hàng thương mại


Một số nhà băng vừa điều chỉnh giảm lãi suất huy động VNĐ ở các kỳ hạn dưới 1 năm với mức giảm 0,3 – 0,5%. Trước động thái này, nhiều ý kiến cho rằng sẽ tác động tích cực tới thị trường địa ốc, nhưng cũng có những quan điểm khá thận trọng về ảnh hưởng của việc giảm lãi suất.
Trở thành xu hướng chung sẽ kích thích thị trường
Chuyên gia tài chính Nguyễn Trí Hiếu đánh giá, nếu việc giảm lãi suất nói trên trở thành một xu hướng chung cho đến cuối năm thì có thể sẽ kéo lãi suất cho vay xuống và nó sẽ tác động tích cực đến bất động sản (BĐS). Lãi suất cho vay giảm xuống ở mức độ 0,5% là đã tác động tích cực tới thị trường nhà đất, kích thích người mua nhà.
ngân hàng giảm lãi suất tác động tới BĐS
Động thái giảm lãi suất gần đây của một số ngân hàng có thể là tín hiệu lạc quan cho
.
Ông Nguyễn Trí Hiếu phân tích, trong tín dụng BĐS, lãi suất luôn đóng vai trò hết sức quan trọng. Song, cũng chưa rõ nét việc giảm lãi suất huy động liệu có phải là một xu hướng chung hay không thì chưa thể biết được. Bởi lẽ, từ bây đến cuối năm nhu cầu tín dụng tăng, nghĩa là vốn huy động các ngân hàng cũng phải thu hút vào nhiều. Tăng lãi suất là một trong những cách để họ thu hút vốn huy động. Do đó, một số ngân hàng lớn có khả năng, thanh khoản tốt, có nhiều nguồn vốn huy động, trường hợp các ngân hàng này chưa cho vay một cách có hiệu quả thì có thể họ sẽ giảm lãi suất xuống.
Trong khi đó, các ngân hàng hạng trung và hạng nhỏ vẫn luôn cần vốn và sắp tới tỷ lệ vốn ngắn hạn sử dụng cho trung và dài hạn sẽ kéo xuống từ 60% xuống 50%. Mặt khác, tình trạng nợ xấu cũng làm cho dòng vốn tín dụng không quay ngược trở lại nhà băng. Vì vấn đề nợ xấu mà họ phải huy động vốn trả cho khách hàng. Thế nên, chúng ta cần chờ xem liệu giảm lãi suất có thể trở thành xu hướng chung cho ngành ngân hàng hay chỉ một vài ngân hàng lớn.
Theo ông Hiếu: “Động thái này cũng chưa tác động đến các ngân hàng huy động trung và dài hạn mà vẫn phải tăng lãi suất để huy động nguồn vốn trung và dài hạn. Từ năm 2017, tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn rút xuống, các ngân hàng hiện tại đang phải chuẩn bị để cơ cấu lại nguồn vốn nhằm có nhiều vốn trung và dài hơn đáp ứng tỷ lệ 50%. Vì vậy, việc giảm lãi suất ở phần này rất là ít, hầu như hiện tại mới giảm lãi suất ở ngắn hạn. Với các nguồn vốn trung và dài hạn chưa có hiện tượng giảm.
Động thái này chỉ là biểu hiện của sự chuyển dịch thị trường, chưa rõ nét và chưa tạo ra được xu hướng chung. Phải chờ đợi ít nhất là đến cuối năm nay để xem xu hướng này như thế nào”.
Không lạc quan sớm
Chuyên gia tài chính, đầu tư TS. Đinh Thế Hiển nhận định, việc giảm lãi suất nói trên nằm trong một số ngân hàng thương mại của nhà nước chứ không phải ở tất cả các ngân hàng. Các ngân hàng này thanh khoản tương đối mạnh nên họ đáp ứng sự kêu gọi của Ngân hàng Nhà nước. Vậy nhưng, việc giảm này chưa thể hiện rõ ràng là các ngân hàng thương mại đang dư thừa thanh khoản. Mặt khác, mức tăng trưởng tín dụng hiện nay mới có khoảng 10% chưa phải là cao, khả năng các ngân hàng vẫn phải nỗ lực để tìm cách tăng trưởng tín dụng. Có thể thấy, tiền nằm trong ngân hàng của họ chưa thể là dư nhiều được. Đây là thực trạng chung hiện nay.
Về tác động tới thị trường bất động sản, ông Hiển cho rằng phải nằm ở lãi suất cho vay. Có giảm lãi suất cho vay thì mới tạo động lực cho BĐS, chứ không phải nằm trong lãi suất huy động.
Theo chuyên gia này: “Tôi chưa nghĩ việc giảm lãi suất huy động này sẽ một phần nào đó kéo theo giảm lãi suất cho vay vì về vấn đề BĐS thì ở các ngân hàng có kinh nghiệm lại nằm trong nhu cầu vay vốn của người mua và bị khống chế tỷ lệ vay vốn từ nguồn vốn dài hạn của ngân hàng theo Thông tư 36”.
Ông Hiển nhận định, mức giảm lãi suất huy động VNĐ từ 0,3 – 0,5% chỉ là một tín hiệu ban đầu cho thấy nhu cầu vốn của ngân hàng không còn quá căng thẳng, việc tác động tới thị trường, nhất là tác động tới dòng vốn tín dụng để sản xuất kinh doanh thì phải chờ chứ chưa thể lạc quan được.
Đáng lưu ý là, dòng vốn đi vào sản xuất kinh doanh không phải nằm trong lãi suất mà nằm ở cơ chế cho vay và vấn đề gặp nhau giữa ngân hàng, các doanh nghiệp, nằm ở việc đánh giá rủi ro, đánh giá về sử dụng vốn của doanh nghiệp.
TS. Đinh Thế Hiển cho biết thêm, vấn đề này còn đang có khó khăn ở chỗ ngân hàng vẫn quen là phải có thế chấp tài sản, tài sản đó chính là nhà đất. Hơn nữa, ngân hàng cũng đã bị những “cú nặng” trong vấn đề cho vay, chịu mất vốn vào doanh nghiệp sản xuất nên họ cũng rất lo ngại. Các dự án đầu tư đắp chiếu, bất động trong thời gian vừa qua cũng làm cho ngân hàng bị kẹt trong vấn đề thu hồi vốn. Do đó, dù ngân hàng cũng đang nỗ lực đưa vào doanh nghiệp nhưng tiếng nói chung giữa hai bên vẫn cần có thời gian.

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *